Bí quyết Vnulife

Hướng dẫn làm bánh bao nguyên cám – món ăn healthy cho những bạn ăn kiêng

Đăng bởi Vnulife | 18/09/2022 | 0 bình luận

Bánh bao là món ăn yêu thích của rất nhiều người, đặc biệt phải kể đến bánh bao nguyên cám. Nó là món ăn bổ dưỡng, thơm ngon tuy nhiên lượng calo lại không nhiều, chính vì thế mà các bạn hoàn toàn có thể sử dụng món bánh này cho thực đơn giảm cân của mình nhưng vẫn đảm bảo lượng dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Nguồn ảnh: Internet Nguyên liệu cần chuẩn bị: Phần vỏ bánh – 250g bột mì nguyên cám – 3g men nở – 20g đường ăn kiêng – 110ml sữa tươi không đường – 1 quả trứng – 20ml dầu dừa – 1/4 tsp muối Phần nhân bánh – 100g thịt nạc xay nhuyễn  – 70g ức gà xay nhuyễn – 12 quả trứng cút – 40g hành lá – 10g nấm mèo – 1 củ cải – 1 củ cà rốt – 1 tsp bột ớt – 1 thìa canh hắc xì dầu hoặc nước tương 2. Cách làm bánh bao nguyên cám: Với phần vỏ bánh Bước 1: Cho 250g bột mì nguyên cám loại mịn ra tô, thêm 1/4 tsp muối. Trộn đều hỗn hợp. Rồi tiếp tục đập 1 quả trứng cùng 110ml sữa tươi với 3g men nở và 20g đường ăn kiêng. Dùng phớ trộn đều hỗn hợp đến khi chúng quyện vào nhau thì bắt đầu dùng tay để nhào bột. Nguồn ảnh: Internet Bước 2: Khi bột đã tạo thành một khối liên kết thì cho dầu vào tiếp tục nhồi. Bạn hãy gấp đôi bột rồi dùng mu bàn tay miết bột ra xa, xoay bánh 90 độ rồi tiếp tục lặp lại 2 động tác trên khoảng 15 phút. Nhào cho đến khi bột không còn dính tay, dẻo mịn, kết thành một khối là đạt yêu cầu. Nguồn ảnh: Internet Lưu ý: Tùy tình trạng bột các bạn có thể thêm sữa khi thấy bột khô hoặc thêm bột mì nếu thấy bột ướt. Hãy điều chỉnh trước khi cho thêm dầu dừa nhé. Không nên nhồi bột quá 30p. Bước 3: Phết dầu dừa lên tô đã chuẩn bị, đặt bột đạt yêu cầu vào rồi dùng màng bọc ủ khoảng 1 – 2 tiếng. Với phần nhân bánh Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu Bào cà rốt, củ cải thành sợi nhỏ, sau đó cắt hạt lựu. Ngâm nở nấm mèo rồi băm nhỏ. Rửa hành lá, thái nhỏ vừa ăn. Luộc chín trứng cút rồi bóc sẵn vỏ. Nguồn ảnh: Internet Bước 2: Trộn các nguyên liệu Cho vào nồi phần cà rốt, củ cải, nấm mèo đã sơ chế, 40g hành lá, 1 tsp bột ớt, 1 thìa canh hắc xì dầu, 100g thịt nạc, 70g ức gà xay. Dùng tay trộn đều hỗn hợp cho nhân thấm đều gia vị. Hoàn thiện bánh bao nguyên cám nhân thịt Bước 1: Lấy phần bột đã được ủ ra, lăn nhiều lần để bột mịn hơn, sau đó chia ra thành nhiều phần nhỏ đều nhau. Cán mỏng phần bột đã chia. Bước 2: Chia đều phần nhân đã chuẩn bị bao gồm cả trứng cút. Nhồi nhân vào phần vỏ bánh đã chuẩn bị rồi dùng vỏ bọc lại. Các bạn đừng quên dùng giấy đã phết qua chút dầu để lót đế bánh nhé. Nguồn ảnh: Internet Bước 3: Bắc xửng hấp lên bếp, đợi nước sôi thì cho bánh vào, phủ khăn lên miệng nồi, đậy nắp rồi hấp trong vòng 25 – 30 phút.

Đọc thêm

Điểm đặc biệt của Pate cột đèn Hải Phòng và cách làm

Đăng bởi Vnulife | 18/09/2022 | 0 bình luận

Pate là món ăn truyền thống của người Pháp, được du nhập vào Việt Nam từ rất lâu và được mọi người vô cùng ưa thích. Pate có rất nhiều kiểu làm nhưng độc đáo hơn cả vẫn là món pate Hải Phòng thơm, ngon, ngậy và rất hấp dẫn. Mặc dù vẫn gồm những nguyên liệu đặc trưng như gan heo, thịt heo, mỡ heo, bì heo, bánh mì…nhưng bằng một số bí quyết riêng, pate Hải Phòng vẫn tạo nên nét độc đáo của mình. Nguồn ảnh: Internet Pate Cột Đèn Hải Phòng đã trở thành một thương hiệu rất nổi tiếng của thành phố Cảng. Du khách từ khắp mọi miền trên cả nước khi về đến Hải Phòng thường đặt mua pate Cột Đèn mang về để làm quà biếu. Có khi về Hải Phòng cốt để thưởng thức vị ngon, vị thơm, ngậy và rất khó cưỡng lại của nó.  Điểm khác với những nơi khác trên cả nước, pate Hải Phòng được hấp cách thủy trong khoảng thời gian khá lâu để có vị béo ngậy khi ăn với phần mỡ quyện cùng phần pate. Đây cũng chính là một điểm đặc biệt đã tạo nên thương hiệu riêng của món pate Hải Phòng.  Cách làm Pate gan heo Hải Phòng Nguyên liệu cần chuẩn bị: 300 gr gan ( Bạn nên chọn gan gà có màu đỏ sẫm hoặc màu tím nhạt thì sau khi hấp, pate sẽ có màu sắc đẹp.) 500 gr thịt vai heo đầu rồng (loại vai ngon nhất) 250 gr mỡ phần 200 gr bì heo 250 ml sữa tươi không đường 1 thìa phở rượu trắng hoặc rượu sake. Dùng rượu vừa giúp thơm vừa khử mùi tanh của gan. Bí kíp này giúp món pate Hải Phòng khác biệt so với pate khác. 1/2 củ hành tây thái hạt lựu. Hành tây sẽ giúp thành phẩm pate ngon và mềm hơn. 10 củ hành tím băm nhuyễn 1 củ tỏi băm nhuyễn 2 miếng phô mai con bò cười 1 ổ bánh mỳ đặc ruột hoặc 2 lát sandwich Những loại gia vị không thể thiếu: tiêu sọ, dầu hào, nước mắm, hạt nêm,.. Cách làm Bước 1: Sơ chế nguyên liệu Đầu tiên, bạn rửa sạch gan, thịt, bì và mỡ phần rồi cho vào rổ để ráo nước. Sau đó, bạn ngâm gan vào sữa tươi khoảng 30 phút để khử sạch mùi tanh và độc tố. Ngâm xong, bạn tiếp tục rửa gan cho sạch rồi bắt đầu thái gan thành những lát mỏng. Phần thịt vai bạn đem thái lát mỏng rồi cho vào rổ để ráo nước. Mỡ phần chia 2 phần bằng nhau: 50 gr thái hạt lựu rồi luộc sơ để cho vào hỗn hợp pate. Còn 200 gr đem thái lát dài lót dưới đáy khuôn khi hấp cách thủy. Còn bì heo rửa xong, bạn cho vào nồi có pha chút muối rồi luộc. Khi thấy da chín mềm, bạn vớt ra để thật nguội rồi dùng dao cắt phần mỡ thừa còn sót lại và thái sợi mỏng dài. Cuối cùng, bạn lấy ruột bánh mì và đem ngâm với sữa tươi khoảng 3 – 5 phút cho mềm. Nhờ bước này, món pate sẽ đạt độ dẻo và xốp hơn. Nguồn ảnh: Internet Bước 2: Xay hỗn hợp Pate lần 1 Đầu tiên, bạn cho bì heo vào xay trước. Sau đó, bạn cho lần lượt gan với ruột bánh mì ngâm sữa tươi, hành tây thái hạt lựu và phô mai vào xay. Đợi hỗn hợp nhuyễn, bạn cho tiếp phần thịt vai vào xay thật nhuyễn. Nguồn ảnh: Internet Bước 3: Xào hỗn hợp Pate Xay xong, bạn bắc chảo lên bếp và cho tỏi cùng hành tím băm vào phi thơm. Tiếp theo, bạn cho hỗn hợp pate đã xay ở lần 1 chảo và đảo đều tay. Trong lúc xào, bạn nhớ nêm gia vị cho vừa ăn. Hỗn hợp xào chín, bạn bắc xuống bếp rồi cho tiêu sọ và rượu rồi lại trộn đều nữa. Nguồn ảnh: Internet Bước 4: Xay hỗn hợp Pate lần 2 Để hỗn hợp pate nguội khoảng 30 phút rồi bạn cho vào máy xay và xay lần 2. Xay xong, bạn cho 50g mỡ phần thái hạt lựu vào trộn đều và chuẩn bị đến bước hấp pate. Bước 5: Cách làm và hấp Bạn lấy 200g mỡ phần còn lại lót dưới đáy khuôn rồi mới cho hỗn hợp pate xay vào. Lưu ý: Mỡ phần lót dưới khuôn vừa giúp pate mềm mượt, dễ lấy vừa giúp món ăn có vị béo hơn. Trước khi hấp, bạn nên dùng màng thực phẩm hoặc giấy bạc phủ lên bề mặt khuôn pate để khi hấp hơi nước không rơi vào. Sau đó, bạn cho pate vào nồi và hấp cách thủy trong khoảng 6-8 tiếng. Nếu bạn dùng cách làm pate gan heo bằng nồi áp suất, thì thời gian hấp rút ngắn chỉ còn 2 tiếng. Nguồn ảnh: Internet

Đọc thêm

Những món ăn đặc sản Bắc Kạn làm điêu đứng lòng người

Đăng bởi Vnulife | 18/09/2022 | 0 bình luận

Bắc Kạn là một tỉnh miền núi nằm ở trung tâm nội địa vùng Đông Bắc Bộ gồm 8 đơn vị hành chính (trong đó có 7 huyện và một thành phố). Đặc sản Bắc Kạn được biết đến với sự đa dạng, độc đáo trong hương vị của các món ăn nơi đây. Thịt treo gác bếp: Nói đến thịt treo gác bếp nhiều người sẽ nhầm lẫn với món thịt trâu gác bếp đặc sản Tây Bắc. Hai món ăn này có cách làm gần như nhau. Trước đây cũng cùng chỉ là cách bảo quản cho thịt lâu bị hỏng, nhưng giờ đây đều trở thành món ăn được nhiều người ưa thích và trở thành thương hiệu. Thịt treo gác bếp là thịt được làm từ thịt lợn người dân sử dụng loại “lợn tên lửa”, đây là một loại lợn nuôi lâu lớn nhưng chất lượng cao. Đặc điểm của “Lợn tên lửa” là thịt thơm, săn chắc, khi nấu không có nước, bì giòn… Đồng bào ở Bắc Kạn có thể chế biến thịt treo gác bếp thành nhiều món ăn như: xào với cà chua, kho với lá tỏi hay đơn giản là xào lẫn với rau cải đắng… Thịt có hương thơm đặc trưng, miếng thịt chắc không bị nát, ăn không ngấy, rất ngon và lạ miệng. Ta có thể cảm nhận được trong đó có hương thơm của mùi khói và vị ngọt ngọt của thịt đọng lại. Nguồn ảnh: Internet 2. Tôm chua ba bể: Bên cạnh những món đặc sản của vùng cao Bắc Kạn như gà đồi, nếp Tày, nấm hương, miến dong, cơm lam và bánh chưng Bắc Kạn thì tôm chua là món ăn ngon đặc sản ở Bắc Kạn được chế biến từ tôm hồ Ba Bể. Du khách đến Bắc Kạn mà không được thưởng thức tôm chua Ba Bể thì thật sự đáng tiếc, coi như chưa tới Bắc Kạn. Tôm chua Ba Bể khác với tôm chua vùng biển hay xứ Huế với vị ngọt dịu của đường, chua cay nồng nàn của ớt giềng, tôm chua vùng hồ Ba Bể cũng có vị ngọt, vị chua, vị cay nhưng lại tự nhiên, hương vị ngọt dìu dịu, chua thanh, hơi cay cay nhưng lại rất đậm đà, riêng biệt như làm say lòng thực khách. Nguồn ảnh: Internet 3. Khâu nhục: Khâu nhục là món ăn đặc sản Bắc Kạn nhưng có nguồn gốc từ Trung Quốc. Cái tên “khâu nhục” xuất phát bởi phiên âm tiếng Hoa: “Khâu” có nghĩa là “hấp đến mềm rục”, còn “nhục” có nghĩa là “thịt”, do đó nếu dịch đúng có thể hiểu là “thịt được hấp rục” Hay hấp đến chín nhừ. Nguồn ảnh: Internet Món khâu nhục làm rất cầu kì và lắm công phu. Thành quả sau thời gian dài chế biến khoảng 5 giờ đồng hồ và hấp nóng là: Miếng thịt có màu vàng cánh rán, khi ăn miếng thịt mềm nhừ, có vị béo ngầy ngậy của thịt mỡ, vị ngọt nhẹ của mật ong, vị thơm của ngũ vị hương, thảo quả. Chỉ cần thử một chút bạn cũng đủ cảm nhận được hết hương vị thơm ngon kết tinh trong món ăn này. 4. Lạp sườn hun khói: Lạp xưởng hay còn gọi là lạp sườn hun khói là món ăn có từ lâu đời của người dân Bắc Kạn. Lạp xưởng được làm từ thịt nạc và thịt mỡ lợn xay nhuyễn ướp với rượu trắng và nước gừng, đường rồi nhồi vào ruột lợn khô để chín bằng cách lên men tự nhiên. Ướp như vậy khiến cho lạp xường sẽ có mùi thơm rất đặc trưng, để được lâu mà không bị hỏng. Điểm độc đáo của Lạp xưởng đặc sản Bắc Kạn là được tẩm ướp bằng gừng đá, một loại gừng chỉ mọc trên đá của người dân tộc nên có mùi rất thơm, rất đặc biệt. Nguồn ảnh: Internet 5. Miến dong: Na Rì là một huyện nằm ở phía đông của tỉnh Bắc Kạn. Nơi đây nổi tiếng với một món đặc sản đó là miến dong. Miến dong được làm thủ công từ những củ dong, củ giềng trồng trên đèo Áng Tòong ở độ cao trên 1000 m, với bàn tay khéo léo của những người dân, cho ra sợi miến có màu vàng tự nhiên do không dùng hóa chất, sợi dai có vị giòn thơm của dong giềng, để lâu cũng không bị nát. Nguồn ảnh: Internet Bắc Kạn là địa điểm du lịch khá nổi tiếng, đến với Bắc Kạn du khách không những được trải nghiệm các nền văn hóa khác nhau, được tham quan danh thắng thiên nhiên tuyệt đẹp Hồ Ba Bể, mà còn được thưởng thức các loại đặc sản ẩm thực mang đậm bản sắc của đồng bào dân tộc nơi đây. Đây là một nơi khá là đáng để đến thử đúng không nào?

Đọc thêm

Cách làm bánh mochi kem lạnh “cực dễ”.

Đăng bởi Vnulife | 18/09/2022 | 0 bình luận

Nguồn ảnh: Internet Nguyên liệu cần chuẩn bị: + 200g bột nếp + 100g đường + 350ml nước + Bột ngô + Kem các vị (cam, dứa, trà xanh, dâu…) 2. Cách làm bánh mochi: Bước 1:  Đổ bột nếp, đường và nước vào một chiếc bát, trộn đều để bột và đường cùng hòa tan với nước. Sau đó đặt bát bột vào nồi nước, đậy vung và hấp cách thủy trong 20 phút. Chú ý cứ 5 phút mở nắp và trộn bột một lần để tránh vón cục. Nếu không muốn hấp cách thủy, bạn có thể bọc bột rồi bỏ vào lò vi sóng để quay đến khi chín. Sau khi bột chín dẻo thì bỏ ra ngoài, để nguội. Rắc bột ngô lên một chiếc thớt gỗ. Bạn có thể lót một lớp nilon trên thớt để tránh bột dính vào. Nguồn ảnh: Internet Bước 2: Múc bột đổ lên trên thớt và lăn mịn hoặc dùng thìa cán mỏng bột. Chú ý rắc bột ngô liên tục để tránh bột nếp dính vào tay. Sau đó dùng khuôn tròn cắt thành nhiều miếng bột nhỏ. Nếu không có khuôn, bạn có thể dùng một chiếc bát hoặc cốc để cắt bột. Sau đó, đặt những miếng bột này vào tủ lạnh khoảng 10 phút rồi bỏ ra ngoài. Nguồn ảnh: Internet Bước 3:  Lấy kem trong tủ ra, múc thành viên và đặt vào giữa miếng bột rồi bọc lại. Nặn bột thành những viên tròn, xếp vào đĩa. Lúc này, bánh mochi kem đã ăn được. Để kem đỡ chảy, bạn có thể cất bánh vào tủ lạnh khoảng 1 tiếng rồi lấy ra thưởng thức. Nguồn ảnh: Internet Trong những ngày thời tiết ẩm ương này, ăn bánh mochi, thưởng thức trà là sự lựa chọn tuyệt vời. Nếu không thích hương vị truyền thống, bạn hoàn toàn có thể biến tấu với bánh mochi lạnh nhân kem với thật nhiều hương vị hoa quả hấp dẫn. Từng chiếc bánh vỏ dẻo, nhân mềm, mát lạnh và tan chảy trong miệng khi vừa cắn miếng đầu tiên chắc chắn không làm bạn thất vọng. Cùng bắt tay vào làm thử nha!!

Đọc thêm

Cách làm rau câu sợi rong biển tại Tuta Foods

Đăng bởi Vnulife | 18/09/2022 | 0 bình luận

Rau câu sợi là một trong những món ăn hấp dẫn, gần gũi với hầu hết người Việt. Cùng tìm hiểu cách làm rau câu sợi dai ngon, đơn giản ngay tại nhà nhé!   1. Nguyên liệu làm món rau câu sợi 40g lá dứa 350ml nước cốt dừa 4g cà phê sữa (hoà tan) 200g sữa đặc 20g rau câu sợi 25g rau câu giòn Nước lọc Gia vị: Đường   Nguyên liệu làm món rau câu sợi   Mẹo hay từ Tuta Foods: Để chọn được lá dứa ngon, bạn nên chọn lá dứa còn tươi, kích thước vừa phải. Bạn không nên chọn lá dứa còn non vì chúng không đạt được mùi thơm như ý, cũng không nên chọn lá dứa già vì chúng sẽ làm món rau câu của bạn có vị đắng. Muốn mua được nước cốt dừa ngon, bạn nên mua ở các cửa hàng uy tín, có thông tin ngày sản xuất, hạn sử dụng rõ ràng, đầy đủ, nước cốt có màu trắng đục hoặc hơi ngả sang xám.   2 Cách làm món rau câu sợi     Lá dứa sau khi rửa sạch, bạn lấy 20g cắt nhỏ, giã nát cùng 150ml nước lọc. Kế đó bạn dùng rây lọc lấy nước cốt lá dứa. 20g lá dứa còn lại bạn cuộn chúng chặt lại với nhau.       Đầu tiên, bạn trộn đều 200g đường với 25g bột rau câu giòn. Sau đó bạn cho hỗn hợp này vào nồi lớn đựng 2 lít nước và khuấy đều. Bạn để hỗn hợp nước rau câu nghỉ tầm 20 phút, việc này sẽ giúp rau câu không bị chảy nước. Kế đó, bạn tiếp tục nấu nước rau câu ở lửa vừa và khuấy đều tay khoảng 1 phút. Bạn nấu thêm 5 phút đến khi nước rau câu sôi hoàn toàn thì cho 20g lá dứa còn lại vào để tăng thêm mùi thơm cho rau câu rồi tắt bếp. Lưu ý: Khi không dùng đến nước rau câu thì nên đậy nắp nồi để tránh nước rau câu bị đông lại nhé.   Bước 3 Làm lớp rau câu màu cà phê sữa     Đầu tiên, bạn cho vào chén đựng cà phê sữa 100ml nước nóng, khuấy đều đến khi cà phê tan hoàn toàn. Tiếp theo, bạn múc 400g nước rau câu vào một nồi nhỏ khác, rồi cho cà phê vào và khuấy đều. Kế đến, bạn chia đều hỗn hợp vào các khuôn đã chuẩn bị sẵn.   Bước 4 Làm lớp rau câu màu trắng     Bạn chuẩn bị nồi nhỏ, cho vào nồi 400g nước rau câu và để một bên. Phần nước rau câu còn lại trong nồi lớn, sau khi đã vớt lá dứa ra, bạn cho vào thêm 200ml nước nóng, 200g sữa đặc nấu ở lửa vừa. Vừa nấu bạn vừa khuấy đều, đến khi sữa đặc tan hoàn toàn thì bạn cho 350ml nước cốt dừa và 20g rau câu sợi vào. Bạn nấu thêm 1 – 2 phút nữa thì tắt bếp. Sau cùng, bạn chia đều hỗn hợp vào các khuôn đã dùng ở bước 3. Để rau câu không bị tách lớp thì bạn rạch các đường nhỏ trên bề mặt của lớp rau câu màu cà phê sữa nhé.   Bước 5 Làm lớp rau câu màu lá dứa     Bạn cho nước cốt lá dứa vào 400g nước rau câu đã chừa lại ở bước 4 trên lửa nhỏ. Khi thấy hỗn hợp sủi tăm thì bạn tắt bếp. Tiếp theo, bạn chia đều hỗn hợp vào các khuôn và nhớ rạch lên bề mặt rau câu màu trắng để tránh rau câu bị tách lớp nhé. Sau cùng, bạn để tất cả rau câu vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 2 giờ là có thể dùng được rồi.   Thành phẩm       Món rau câu sợi mang đến bạn vị dai ngon, giòn giòn của sợi rau câu, vị béo béo của nước cốt dừa cùng hương thơm đặc trưng của lá dứa. Đảm bảo bạn sẽ ăn hoài không ngán đấy.

Đọc thêm
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

02899999369